Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp

0 nhận xét
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện nay không chỉ có người lớn tuổi bị thoái hóa khớp mà còn có nhiều người trung niên và trẻ tuổi cũng bị tấn công, người bệnh ngày một trẻ hóa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm ngay, nhưng có thể gây tàn phế và ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, mọi người cần có biện pháp dự phòng để có một hệ xương khớp khỏe, sống vui. Vai trò của các bà nội trợ rất quan trọng trong việc mua chọn thức ăn cho cả nhà được khỏe xương khớp.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa quá trình phá hủy, tái tạo khớp và các cấu trúc liên quan, cùng với những thay đổi thứ phát do viêm ở màng hoạt dịch và sụn khớp. Các khớp hay bị thoái hóa là các khớp chịu lực lớn như khớp gối, khớp háng, cổ chân và cột sống.

Thoái hóa khớp được chia làm hai nhóm: thoái hóa khớp nguyên phát do đột biến gen gây ra bất thường về cấu trúc của khớp; thoái hóa khớp thứ phát sau các chấn thương gây vỡ sụn, gãy xương vùng khớp...

Đau là biểu hiện thường khởi phát khi có cử động khớp và giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động và cứng khớp. Hình thành các chồi xương và biến dạng trục là các triệu chứng thường thấy. Tiếng lục cục trong khớp có thể kèm theo đau.

Dấu hiệu tràn dịch khớp mà không nóng đỏ vùng khớp. Nếu thoái hóa khớp tiến triển nặng, đặc biệt là ở các khớp chịu lực như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, cột sống thường gây đau hoặc rất đau khi đi lại hoặc phải vận động nặng..

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp kiểm soát được tình trạng thoái hóa khớp, làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp.

Thực phẩm tốt cho khớp, sụn và xương gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng), cá biển, tôm, cua, sò, nhất là các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ chứa nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người bị thoái hóa khớp (riêng thịt gà và thịt bò có thể gây kích ứng cho khớp nên ăn hạn chế).

Nước hầm xương ống hay sụn sườn bò chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Nước hầm xương ống, xương sườn lợn, bò, tôm, cá nấu nhừ ăn cả xương là những nguyên liệu tự nhiên giúp bổ sung canxi cho cơ thể.



Ngũ cốc và rau củ quả như lạc, vừng, đậu nành, hạt mầm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa. Đu đủ, dứa, chanh, bưởi là những loại trái cây có nhiều men kháng viêm và vitamin C là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm rất tốt. Các chất trong trái bơ hay đậu nành có tác dụng kích thích tế bào sụn sản sinh collagen là một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A, E là hai chất cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh rất giàu vitamin K, C, giúp xương khớp chắc khỏe. Các loại dầu chứa nhiều acid béo omega 3 như dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu... là những thực phẩm tốt để làm giảm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Ngoài ra, ở những nơi khan hiếm thực phẩm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D, nhóm B, K, acid folic, canxi, sắt từ thuốc.


Trong sinh hoạt, cần tránh các tư thế sai, không dùng đầu đội vật nặng, tránh mang vác quá nặng gây quá tải khớp; giảm cân nếu thừa cân; thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; chế độ ăn uống hợp lý, tránh béo phì; tăng cường vitamin nhóm B, C và khoáng chất... nhằm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho khớp để phục hồi và tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch khớp.

Khi thấy đau nhức ở các khớp và khó cử động, nên đi khám chuyên khoa để được xác định và điều trị bệnh khớp vì chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu cơn đau và nguy cơ biến chứng. Để điều trị dứt điểm bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên điều trị theo Đông y vì đông y đi vào căn nguyên của bệnh điều trị, vì thế cho hiệu quả điều trị cao mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thoái hóa đốt sống cổ

0 nhận xét
Chữa triệt để thoái hóa đốt sống cổ là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ để lại những cảm giác đau đớn khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt cá nhân của mỗi người bệnh.

Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do rất nhiều lý do: Có thể do quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng thiếu canxi, do yếu tố di truyền… Chính vì các lý do này mà bệnh thoái hóa cột sống trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay, nhất là giới văn phòng.

Thoái hóa cột sống có thể được phát hiện thông qua các chuẩn đoán dựa trên các kết quả chụp chiếu hệ thống xương cột sống. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dễ dàng phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện cơ bản như sau:

Thoái hóa cột sống có thể chia ra thành hai loại theo vị trí:

- Thoái hóa cột sống cổ: Những bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này thường có biểu hiện đau vùng sau cổ, mỏi cổ, mỏi bả vai, tê mỏi cánh tay. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt...

- Thoái hóa cột sống lưng: Bệnh nhân có cảm giác đau vùng lưng dưới (đau ngang thắt lưng). Luôn có cảm giác tức vùng thắt lưng, thậm chí có thể đau nhức và tê bì chân. Cũng có những trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau lên đỉnh đầu...

1. Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ:

Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Làm việc máy tính nhiều,  ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng gồm: thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.

Chính vì thế, nếu không muốn bị đau cổ hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình những thói quen bảo vệ và giữ gìn sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập hay vươn vai rất đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài, định kỳ đi lại thay đổi tư thế và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dương, giàu canxi. Nếu đã thử nhiều cách mà cảm giác đau cổ vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn.


Nguyên nhân là do: Vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Quá mệt mỏi. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc. Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình.

Làm việc kéo dài, ít vận động. Lựa chọn gối ngủ không phù hợp. Biểu hiện thường gặp: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn sẽ có một trong số những biểu hiện cơ bản như sau: Cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau. Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở khớp cổ và tê mỏi vai. Đau đầu không rõ nguyên nhân. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
 Để giảm đau và thư giãn vùng đốt sống cổ có thể kết hợp với các điều trị sau:

Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp.

Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Ngồi cách màn hình vi tính 50 - 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.

Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt. Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.

Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.

Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.

Stress không chỉ gây nên cho bạn cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi về tâm lý mà còn khiến cho cảm giác đau đớn do chứng thoái hóa đốt sống cổ tăng lên. Chính vì thế, bạn nên bằng mọi cách khống chế và kiểm soát stress.

2. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ:

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:

- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.

3. Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ và lưng, vôi hóa cột sống. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt,buồn nôn,chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.


Một đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ ngày hôm sau. Người bị cứng cổ không tự ý đi được và rất sợ những cơn ho,hắt hơi, có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau rồi lan rộng sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình ti vi quá lâu cũng dễ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, hoặc hình thành các gai xương đốt sống. Các biểu hiện của bệnh: Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ tay xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng…

Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở cột sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn vào các rễ dây thần kinh gây đau.

Bệnh có thể xảy ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lòi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoát vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa. Một số phương pháp điều trị:

- Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ...

- Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ. Phương pháp phòng bệnh:

- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.

- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

- Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Vai trò của thuốc bổ can thận với chống thoái hóa xương khớp

0 nhận xét
Theo lý luận của y học cổ truyền, thận chủ xương, can chủ cân (gân). Do đó, thuốc bổ can thận có tác dụng mạnh gân cốt tức khỏe cốt cường gân. Nó giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, giảm và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.


Thuốc bổ can thận có tác dụng gì?

Theo y lý về y học cổ truyền, trong con người thận là nguồn gốc và căn bản của sự sống, là sinh khí của trời đất. Toàn bộ năng lượng của cuộc sống đều do thận cung cấp và duy trì.

Thuốc bổ can thận là chỉ những thuốc có tác dụng bổ thận. Thận và can có quan hệ mẹ (thận) con (can) nên những thuốc bổ thận (mẹ) sẽ đồng thời bổ can (dưỡng con). Thuốc bổ thận có hai loại gồm thuốc bổ thận dương và thuốc bổ thận âm. Vì vậy, tùy theo vị thuốc bổ thận dương hay bổ thận âm mà vị thuốc đó các tác dụng bổ can âm hay dưỡng ích huyết.

Thuốc bổ can thận có khả năng điều chỉnh chức năng vỏ tuyến thượng thận, điều chỉnh chuyển hóa năng lượng và tăng cường sản nhiệt, tăng sức khỏe và thúc đẩy quá trình sinh trưởng cũng như phát triển cơ thể của sinh vật. Ngoài ra, nó tăng cường chức năng sinh dục và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tại sao trong chữa thoái hóa khớp, thuốc bổ can thận đóng vị trí quan trọng?

Thoái hóa xương khớp và loãng xương là do sự thay đổi nội tiết, là sự suy giảm của các cơ quan chức năng, là khả năng giảm hấp thu canxi, khô dịch khớp, giảm khả năng tái tạo sụn v.v…

Xương bị thiếu hụt can xi, bị vô cơ hóa do mất acid a min và trở thành bệnh lý. Khi đó, cơ thể phải trải qua những cơn đau âm ỉ kéo dài, khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, những trở ngại trong sinh hoạt và hoạt động công việc nảy sinh.

Các vị thuốc bổ can thận đóng một vai trò quan trọng trong thành phần cấu tạo của thuốc chữa thoái hóa xương khớp. Theo lý luận của y học cổ truyền, thận chủ xương, can chủ cân (gân). Do đó, thuốc bổ can thận có tác dụng mạnh gân cốt tức khỏe cốt cường gân. Nó giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, làm giảm và ngăn ngừa các bệnh về sương khớp.

Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những vị thuốc bổ can thận có khả năng:

- Cung cấp axít amin và can xi như vị Qui bản, Lộc giác sương, Miết giáp.

- Tăng hấp thu can xi, phốt pho, các chất vi lượng, chống còi xương, trừ phong thấp, giảm đau, lợi tiểu như Thương Truật, Ngũ gia bì, Cốt toái bổ, Cẩu tích và Tục đoạn, Dâm dương hoắc.

- Khỏe mạnh chân, chống mềm yếu đầu gối, hạ huyết áp và an thần như Đỗ trọng.

- Tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng huyết, giảm cholesterol, giảm ứ huyết tại nơi thoái hóa giúp giảm đau như Ngưu tất, Nhục thung dung.

- Tăng miễn dịch, bổ máu, bổ âm, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi sức khỏe như Dâm dương hoắc, Thục địa, Hà thủ ô đỏ

Hầu hết các vị thuốc bổ can thận còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, nó cũng tác dụng giảm viêm đau xương khớp do các nguyên nhân khác nhau.

Một ví dụ điển hình về sản phẩm chữa thoái hóa xương khớp như Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm khớp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dựng thuốc dân tộc . Sản phẩm được cấu tạo từ nhiều vị thuốc bổ can thận nói trên nên có tác dụng bồi bổ can thận, bổ dưỡng xương cốt, hồi phục các khớp bị biến dạng, thoái hoá và trừ tận gốc bệnh. Thực tế cho thấy, sản phẩm này rất hiệu quả trong ngăn chặn loãng xương, thoái hóa khớp , vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả, tăng khả năng vận động của các khớp.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Các biện pháp phòng bệnh đau khớp gối

0 nhận xét
Bệnh viêm khớp xương mãn tính ngày nay rất phổ biến. Nó được biết đến như là các dạng bào mòn của khớp do lớp sụn đệm giữa các khớp nối bị suy thoái theo thời gian, làm sưng tấy, đơ cứng và đau.
Viêm khớp đầu gối có thể gây đau ở chỗ khác thông qua sự tác động đến tư thế, dáng đi hoặc hoạt động. Béo phì gây quá tải cho khớp có thể là tác nhân gây viêm, đau và thoái hóa khớp gối.

Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát hơn, các nhân tố như tình trạng chung của sức khẻo và mức độ nhận thức đau khác nhau sẽ quyết định đến thời gian kéo dài bệnh cũng như phát triển tới các vùng khác trên cơ thể.

Nói chung, những người già thường mắc hội chứng đau, có thể đau ở các khớp riêng lẻ hoặc đau nhức mỏi toàn thân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Như vậy, bệnh nhân cần phải đi khám sớm để có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả để bệnh mau khỏi, giúp người bệnh hòa nhập cuộc sống sinh hoạt.


10 điều nên làm để tránh tổn thương đầu gối

1. Giữ gìn sức khẻo, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Đây là lời khuyên giúp bạn làm giảm sự mệt mỏi đối với khớp đầu gối.

2. Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong ngày.

3. Hoạt động thường xuyên, tránh ngồi lì một chỗ trong thời gian dài.

4. Tránh làm việc nguy hiểm, vận động nặng, nhất là khi bạn bị chấn thương đầu gối trước đó.

5. Giảm cân vì thừa cân sẽ tăng áp lực lên gối gây nguy cơ viêm khớp.

6. Luôn đi giầy chất lượng tốt. Giầy chạy và đi bộ cần thay sau 6 đến 9 tháng sử dụng.

7. Áp dụng đúng những thao tác, động tác trong khi tập thể dục, giúp cơ thể dẻo dai và giúp có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh.

8. Nếu trước đó bạn gặp trục trặc về đầu gối, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra những liệu pháp cụ thể có lợi nhất cho bạn.

9. Bổ sung các bài tập cho đầu gối và luyện tập mọt cách nhẹ nhàng.

10. Hãy nghỉ ngơi hợp lý. Đôi khi nghỉ nghơi là cách chăm sóc tốt nhất cho đầu gối của bạn. Bạn có thể kiểm chứng bằng chính tình trạng đầu gối của bạn sau khi nghỉ nghơi. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể dục bạn nên gác công việc bổ ích đó lại 1 ngày cũng không ảnh hưởng gì.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Bệnh đau thần kinh tọa được gây ra bởi thoái hóa khớp

0 nhận xét
Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đây là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Bệnh gây đau khớp, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương ở các đốt sống, làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

>> ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP TỐT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
>> CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU KHỚP GỐI ĐÚNG CÁCH
>> HỎI VỀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP

Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cụt dính liền với nhau và tạo thành xương cùng và xương cụt. Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống sống, bên trong ống sống chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu.



Cột sống bị thoái hóa như thế nào?

Thoái hóa cột sống không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa của xương khớp. Cột sống đồng thời vừa phát triển vừa thoái hóa trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, nhưng tùy theo lứa tuổi mà sự phát triển hay sự thoái hóa nhiều hơn. Người ta thấy rằng cột sống bắt đầu thoái hóa từ năm 2 tuổi, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau. 

Các yếu tố nguy cơ tác động lên quá trình thoái hóa khớp cột sống gồm: ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại trong thức ăn, nước uống, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, bệnh viêm khớp… làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, nặng hơn. Những người ít vận động ngồi nhiều hàng giờ trên máy tính, làm các công việc có cử động đơn điệu lặp đi lặp lại, người béo phì… cũng làm quá trình thoái hóa của cột sống ngày càng trầm trọng. 

Thoái hóa cột sống có thể gây ra các bệnh đi kèm như thoái hóa dây chằng và mấu khớp, thoái hóa dạng chồi xương thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm… Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người trên 30 tuổi, nhưng mỗi lứa tuổi thường có loại bệnh đặc trưng như: thoát vị đĩa đệm gặp nhiều ở độ tuổi 30 - 40; thoái hóa dây chằng lại hay xảy ra ở những người 50 - 60 tuổi; thoái hóa thân đốt sống và thoái hóa phì đại khớp thường thấy ở lứa tuổi trên 60…


Đau  thần kinh tọa
Thoái hóa cột sống gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đây sinh ra gai cột sống và đau thần kinh tọa. 

Gai cột sống: thoái hóa cột sống làm cho thoái hóa bao xơ của đĩa đệm, dẫn đến bao xơ bị dòn, nứt nẻ, tạo khe hở để nhân nhầy thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Khối thoát vị lồi ra kéo theo màng xương cạnh nó, sau một thời gian xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương tạo thành “gai cột sống”. Chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh những cái gai nhọn. Trường hợp khối thoát vị đĩa đệm gây đau nặng hay tê yếu, bệnh nhân phải đi khám và được điều trị sớm nên tránh được gai cột sống. Trái lại các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì do không gây chèn ép vào thần kinh nên bệnh âm thầm tiến triển tạo ra những cái “gai cột sống”. Tuy nhiên chỉ những trường hợp “gai cột sống ” gây đau mới cần phải phẫu thuật cắt bỏ gai.

Đau thần kinh tọa: dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được tạo thành bởi các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại, chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân. Một nguyên nhân gây đau thần kinh toạ là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Khi khối thoát vị chèn ép vào các rễ tạo thành thần kinh tọa sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Biểu hiện đau thần kinh tọa là đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân, có thể kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa còn có thể do các nguyên nhân khác như: hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa gây ra.
Khối thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ thì có thể gây ra đau cổ, vai, tay; thoát vị ở vùng ngực gây đau thần kinh liên sườn; thoát vị đoạn thắt lưng gây ra đau, tê hoặc yếu liệt chân. 

Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, đau cổ hoặc gây ra đau thần kinh tọa và các bệnh lý khác mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm.

Cách phòng và chữa bệnh

Phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp: giảm cân nặng, chống béo phì. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, 3 lần một tuần hay tốt nhất là hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa cột sống. Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia. Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể gây thoái hóa cột sống sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng… cần kiểm tra thường xuyên để điều trị kịp thời các tổn thương cột sống. 

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Phòng và trị nhức khớp viêm khớp vào mùa lạnh

0 nhận xét
Trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp phát triển nhất là những người có sức khỏe yếu. Biểu hiện thường thấy nhất là các dấu hiệu đau ở các khớp gối, cảm giác tê mỏi khó chịu ở các khớp ngón tay, ngón chân. Vậy phải làm gì để giảm thiểu cảm giác khó chịu đó?


Vào những lúc ta đi ngoài mưa về nhà nhất là những ngày lạnh, có cảm giác nhức nhè nhẹ ở các khớp (tay, ngón tay, chân, đầu gối v…v…)

Hay thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, nước lâu dài cũng có triệu chứng nhức ở các khớp nhè nhẹ có kèm theo cảm giác tê mỏi..

Cũng vậy vào những ngày mùa đông nhiệt độ thấp, sau 1 đêm ngon giấc khi thức giấc ta cảm thấy các khớp tay, chân của ta bị nhức nhè nhẹ, cũng có khi kèm theo cảm giác tê mỏi.

Đó là những triệu chứng ban đầu của chứng nhức khớp.

Vậy viêm khớp là gì?

Là cấp bậc cao hơn của đau nhức khớp.

Là hiện tượng đau nhức khủng khiếp ở các khớp, có hiện tượng sưng tím, bầm, đụng vào là nhức cực kỳ, đi lại cũng khó khăn, làm gì cũng đau… triệu chứng này thường xuyên xuất hiện ở người già do quá chủ quan với chứng nhức khớp ban đầu.

Vậy nguyên nhân vì sao bị nhức khớp:

Do không khí, gió lạnh thâm nhập vào thịt ta qua lỗ chân lông làm cho các mạch máu bị lạnh co lại, máu không thể tới được các khớp, sự bơm máu bị trì trệ, khớp thiếu máu nên nhức khớp, và thoái hóa khớp sẽ diễn ra ngay sau đó.

Vậy nguyên nhân vì sao bị viêm khớp:

Ngày nay viêm khớp không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xảy ra với những người trẻ chủ quan.

Viêm khớp là sự chủ quan và thiếu chăm sóc bắt nguồn từ nhức khớp.

Viêm khớp xảy ra thì coi như 80% ở khớp đó hỏng nặng, thương tật cực kỳ lâu dài 

VD: đi đứng khó khăn, đứng lên, ngồi xuống cũng khó khăn, khi thời tiết trở lạnh thì nhức đau khủng khiếp.

Cách khắc phục như thế nào?

Khi có dấu hiệu nhức khớp xảy ra ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xunh quanh vị trí đó bằng cách: cạo gió, thoa dầu, bóp dầu. Mục đích là làm nóng vùng xunh quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp.

Vd: khi ngủ dậy cảm thấy nhức khớp đầu gối thì hãy cạo gió, thoa dầu, bóp dầu làm nóng khu vực đùi và bắp chân để máu dễ dàng đến khớp đầu gối.

Vd: khi ngủ dậy cảm thấy nhức khớp cùi trỏ thì hãy cạo gió, thoa dầu, bóp dầu làm nóng khu vực cánh tay và bắp tay để máu dễ dàng đến khớp cùi trỏ.

Phương pháp điều trị thật dễ dàng và đơn giản, mong mọi người đừng chủ quan với chứng nhức khớp, viêm khớp.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Nhận biết sớm bệnh gai cột sống để điều trị dứt điểm

0 nhận xét
Khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ lão hoá, “gai” chính là quá trình lão hoá tự nhiên của khớp, hay nói cách khác bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và  điều trị sớm căn bệnh này nếu không sẽ dẫn các chứng bệnh mãn tính về xương khớp khác rất khó chữa trị.



Dấu hiệu

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì.

Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.

Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.

Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.

Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống.

Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Sự phân biệt căn cứ vào dấu hiệu và y sử của mỗi trường hợp.

Chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.

-Trong bệnh gai cột sống, chồi nhô ra từ xương sẽ hiện rõ rệt trên phim X-quang.

-Trong thoái hóa cột sống và thoái vị đĩa đệm, trên phim X-quang sẽ thấy có thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống và khớp như đĩa đệm xẹp hoặc lòi ra, khoảng cách liên sống hẹp lại, đốt sống hao mòn.

-Đau thần kinh tọa được chẩn đoán qua dấu hiệu triệu chứng của bệnh như đau từ mông chạy dọc xuống phía sau của chân, đau khi cử động, duỗi chân.

Điều trị

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị.

Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.

Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

-Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.

-Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp.

Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.

Xin lưu ý là, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều thuốc chống đau nhập cảng hoặc sản xuất tại chỗ gọi là đông dược mà lại có pha thêm steroid. Tác dụng chống viêm sẽ mau hơn nhưng tác dụng phụ có hại cũng rất nhiều. Bộ y tế Việt Nam đã nhiều lần báo động dân chúng về vấn đề này.

-Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

0 nhận xét
Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Đối với bệnh thoái hóa khớp những người khi mắc phải bệnh này thường rất khó khăn trong việc cử động hay di chuyển. Bệnh thoái hóa khớp là do các khớp bị thoái hóa theo thời gian. Căn bệnh này thường găp ở những người lớn tuổi. Và bệnh này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới nếu tuổi dưới 50, và gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới nếu độ tuổi trên 50 tuổi.

Thoái hóa khớp là một bệnh phức tạp với đặc điểm chính của bệnh là tổn thương sụn khớp dẫn đến tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp. Hiện nay, nguyên nhân chính xác của thoái hóa khớp vẫn chưa được xác định một cách rành mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến thoái hóa khớp. Những yếu tố này có thể chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố có thể can thiệp và các yếu tố không thể can thiệp.


1. Yếu tố không thể can thiệp
-Độ tuổi và giới tính. Như đã nói ở trên thì việc thoái hóa do tuổi là không thể tránh khỏi, và tùy từng giới tính ở những thời điểm khác nhau mà bệnh thoái hóa khớp cũng khác nhau.

- Tiền căn gia đình và duy truyền. Thoái hóa khớp là bệnh có liên quan đến tính di truyền.

2. Yếu tố có thể can thiệp được

- Béo phì: Theo các nghiên cứu cho thấy thì béo phì có liên quan mật thiết tới bệnh thoái hóa khớp. Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường. Nếu bệnh nhân mắc bệnh béo phì đang trong thời gian giảm kg thì nó đồng thời cũng giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.

- Hormone: Tăng nhanh sau độ tuổi mãn kinh.

- Dinh dưỡng: Tùy vào nồng độ vitamin trong cơ thể người. Người có nồng độ vitamin D, C thấp sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp nhiều hơn người bình thường.

-Nghề nghiệp: các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng khớp quá mức sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Nông dân có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn so với những người bình thường.

- Hoạt động thể lực quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.

3. Phòng bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên:

- Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.

- Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...

- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Khái quát về viêm khớp dạng thấp

0 nhận xét
Viêm khớp dạng thấp là bệnh có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Viêm khớp dạng thấp và là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.

1. Biểu hiện lâm sàn

Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bác sĩ chuyên khoa khớp (Rheumatogist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, đánh giá tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.


Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết:
- Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Fator – RF) và /hoặc anti-CCP*
* Anti-CCP là một xét nghiệm ELISA, nhằm xác định IgG của một tự kháng thể trong huyết thanh hoặc huyết tương đặc hiệu với peptide được tổng hợp từ gan dạng vòng, cyclic citrullinated peptide – CCP, nó giúp cho chẩn đoán sớm bệnh VKDT – RA (2004)
- Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP).
- X quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay)
- Đánh giá chức năng khớp.
- Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh.

2. Sinh bệnh học
Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa rõ, tuy nhiên bệnh được coi như là một bệnh tự miễn khá quan trọng và điển hình ở người. Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, của các cytokines (Interleukine 1, TNF α), của các tế bào T, của yếu tố cơ địa (tuổi, giới, HLA), của yếu tố tăng trưởng nội sinh… trong cơ chế bệnh sinh khá phức tạp của bệnh. Để việc điều trị có hiệu quả cần phải nhắm vào một hay nhiều mắt xích cụ thể trong cơ chế bệnh sinh để cắt đứt hoặc khống chế vòng xoắn bệnh lý phức tạp của bệnh.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Cho đến nay cả thế giới còn sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Viêm khớp dạng thấp của ACR 1987 (American College of Rheumatology).
1. Cứng khớp buổi sáng (Morning siffness).
2. Viêm khớp/Sưng phần mềm (Arthritis/Soft tissue swelling) ở ít nhất 3 nhóm (trong số 14 nhóm khớp:khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân 2 bên).
3. Viêm (Arthritis) các khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
4. Đối xứng (Symmetrical arthritis)
5. Nốt thấp (Rheumatic Nodules).
6. Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) trong huyết thanh *
7. Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên X quang (Characteristic radiographic): vôi hình dải/sói mòn/khuyết xương ở bàn tay, bàn chân/hẹp khe khớp/dính khớp…

4. Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh chung (Prevalence): 0,5 dân số người lớn.
Số người mới mắc bệnh hàng năm (Incidence): 25 – 30 người/100.000 dân/năm.
Khoảng 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi thọ
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là tuổi 30 – 60.
Bệnh thường gặp ở nữ, tỷ lệ nữ/nam: 3/1
5. Tiên lượng
- Diễn tiến của bệnh rất khác nhau giữa các bệnh nhân.
- Sau khi khởi bệnh 10 năm: 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế, phải cần đến sự trợ giúp của người khác (Giai đoạn III & IV theo Steinbrocker).
- Tỷ lệ tử vong tăng ở những bệnh nhân sớm bị suy giảm chức năng vận động.
- Các yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp gồm:
+ Bệnh lý tim mạch
+ Nhiễm trùng
+ Loãng xương
+ Các bệnh liên quan đến các thuốc kháng viêm Steroid và NSAIDs.
- Khả năng làm việc giảm, đặc biệt khi người bệnh trên 50 tuổi, lao động nặng.
- Tỷ lệ có các thay đổi đặc trưng của bệnh Viêm khớp dạng thấp trên X quang:
+ Sau khởi bệnh 2 năm: khoảng 50%
+ Sau khởi bệnh 5 năm: khoảng 80%.

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP HIỆN NAY

1. Các điều trị không dùng thuốc:
- Giáo dục sức khỏe
- Tập luyện, chế độ ăn uống giầu vitamin và khoáng chất
- Duy trì vận động thường xuyên.
2. Nhóm Thấp khớp (Rheumatology team) gồm:
- Thầy thuốc gia đình và/hoặc Bác sĩ đa khoa khu vực
- Bác sĩ chuyên khoa khớp
- Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y tế cộng đồng.
- Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
Có vai trò hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh có một chế độ điều trị đúng nhất, đầy đủ nhất.
3. Các chiến lược thuốc điều trị bệnh VKDT (Strategies of drug treatment).
3.1. Lựa chọn đầu tiên (trong lúc chờ đợi chẩn đoán xác định của bác sĩ chuyên khoa khớp).
- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID)
- Và/hoặc thuốc giảm đau đơn thuần
- Tránh sử dụng Corticosteroid toàn thân vì: Gây khó khăn cho chẩn đoán và gây lệ thuộc thuốc (Cortico-dependent)
3.2.Khám chuyên khoa khớp:
. Khi chưa có chẩn đoán xác định: Bệnh nhân được theo dõi, điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID) và làm tiếp chẩn đoán xác định.
. Khi chẩn đoán xác định Viêm khớp dạng thấp:
- Sử dụng thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs – DMARD) phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế…
- Phối hợp điều trị triệu chứng lúc đầu (khi các thuốc DMARD chưa có tác dụng) bằng một thuốc kháng viêm NSAID hoặc Corticosteroid toàn thân (nếu biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng NSAID). Liều lượng, thời gian sử dụng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm phải được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày (Loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa, phụ thuộc corticosteroid…)
- Dùng Corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
. Chọn lựa một thuốc chống thay đổi được bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs – DMRD) phù hợp:
- Bệnh nhân không có các yếu tố tiên lượng nặng, các thuốc được chọn là:
Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine hoặc Methotrexate.
- Bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng nặng (Sớm bị ảnh hưởng chức năng vận động, tổn thương lan rộng nhiều khớp, hoạt tính bệnh vừa hoặc cao, yếu tố dạng thấp dương tính…, các thuốc được chọn đầu tiên nên là Methotrexate. Các thuốc khác có thể chọn là: Sulfasalazine hoặc Cyclosprine.
- Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp (Undifferentiated rheumatoid arthritis) cần được theo dõi chặt chẽ và việc dùng nhóm DMARD cần được cân nhắc và kiểm soát kỹ.
- Bệnh nhân có các biểu hiện ngoài khớp nặng nề và hệ thống cần có chỉ định dùng các thuốc Cyclophosphamide, Azathioprine… khi các điều trị bằng nhóm DMARD thất bại. Những trường hợp tổn thương hệ thống đe dọa tính mạng, thuốc có thể được sử dụng liều cao, đường tĩnh mạch (Intravenous pulse therapy).
. Điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau, giảm cứng khớp) trong giai đoạn đầu của điều trị, trong khi chờ đợi các thuốc DMAD có tác dụng (3 đến 6 tháng đầu) hoặc trong các đợt tiến triển (nếu có) của bệnh.
- Corticosterolid toàn thân nếu có biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng các thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID).
Liều lượng 20 mg/hàng ngày, đường uống (Đôi khi phải dùng liều cao hơn, đường chích)
Giảm liều dần khi biểu hiện viêm được khống chế và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày.
- Hoặc Corticosteroid tại chỗ, khi có chỉ định (tổn thương viêm khu trú ở một hoặc rất ít khớp, đã chắc chắn loại trừ các viêm khớp do vi trùng) là một điều trị hỗ trợ tốt, hiệu quả, giảm hoặc tránh bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
- Hoặc một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Ưu tiên nhóm COXIBs vì không hoặc ít có các tương tác bất lợi với các nhóm DMARD, đặc biệt Methotrexate.
. Điều trị một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ (Risk – groups).
- Bệnh nhân có thai
* NSAID: Tránh sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
* Corticosteroid: có thể dùng trong suốt thai kỳ (nếu cần) nhưng chỉ dùng Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone.
* DMARD:
Có thể dùng nếu cần: Sulfasalazine, Hydroxycholoroquine, Cyclosporine.
Chống chỉ định:
Methatrexate (ngưng ít nhất 1 tháng trước khi có ý định có thai)
Cyclophosphamide (ngưng ít nhất 3 tháng trước khi có ý định có thai)
- Bệnh nhân đang cho con bú
* NSAID: có thể dùng Ibuprofen
* Corticosteroid: dùng liều thấp < 20 mg hàng ngày
* DMARD: Có thể sử dụng Hydroxychloroquine
Dùng nhưng thận trọng: Sulfasalazine
Chống chỉ định: tất cả các thuốc khác.
- Bệnh nhân có tuổi cần theo dõi sát và lưu ý các bệnh liên quan tới tuổi (chức năng gan, thận tim và huyết áp), tương tác thuốc, các tác dụng phụ của thuốc…
* NSAID: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, chọn thuốc ít tác dụng phụ (ví dụ ức chế chọn lọc COX 2), dùng thêm thuốc giảm đau đơn thuần khi cần thiết.
* Corticosteroid: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, dùng tại chỗ nếu có chỉ định, dùng thêm Calcium, Vitamin D, Calcitriol (Rocaltrol) để phòng ngừa loãng xương.
* DMARD: Sylfasalazine, Hydroxychloroquine và Methotrexate là các thuốc được chọn lựa.
- Bệnh nhi (Viêm khớp dạng thấp trẻ em – Juvennile Rheumatoid Arthritis)
* NSAID: Ibuprofen hoặc Nimesulide.
Có thể dùng thêm Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau và hạ sốt.
* Corticosteroid: (Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone).
Liều 1,5 – 2 mg/kg/ngày khi có những biểu hiện viêm nặng nề, khó khống chế.
Thuốc cần nhanh chóng được giảm liều khi hiện tượng viêm được khống chế, thường được dùng “bắc cầu” trong lúc chờ đợi tác dụng của một thuốc DMARD.
Corticosteroid tại chỗ rất hiệu quả trong các thể viêm một hoặc rất ít khớp.
* DMARD: Methotrexate, Sunfasalazine Hydroxychloroquine.
* Globulin miễn dịch, liều cao, đường tĩnh mạch.
* Các thuốc ức chế miễn dịch dùng trong thể toàn thân nặng, đe dọa tính mạng.
Ví dụ: Methylprednisolone và Cyclophosphamide liều cao tĩnh mạch
Kết hợp Methotrexate đường uống.
. Điều trị phối hợp các DMARD được chỉ định khi một thuốc chưa đạt hiệu quả mong muốn. Các cách phối hợp:
- Methotrexate + Sunfasalazine
- Methotrexate + Hydroxychloroquine
- Methotrexate + Sunfasalazine + Hydroxychloroquine
- Methotrexate + Cyclosporine
- Methotrexate + Leflunomide
- Methotrexate + Mycophenolate Mofetil
- Methotrexate + anti TNF α hoặc anti IL 1.
Các phối hợp trên đều có thể kèm thêm Prednisolone (Prednisone hoặc Methylprednisolone) với liều < 7mg/hàng ngày (nếu cần).

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP HIỆN TẠI VÀ TRONG TƯƠNG LAI
Những năm gần đây, đã có những hiểu biết sâu hơn về đáp ứng viêm và cơ chế hủy hoại tổ chức của bệnh VKDT. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh, yếu tố khởi phát và duy trì sự tồn tại lâu dài của bệnh vẫn còn là ẩn số. Các kỹ thuật phân tử gần đây đã đặt ra khả năng có thể xác định các tập hợp tế bào (cell subsets), các dấu ấn bề mặt tế bào (cell surface markers), các sản phẩm tế bào (cell products)… tham gia vào đáp ứng viêm qua cơ chế miễn dịch liên quan đến bệnh VKDT. Các hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bệnh VKDT tuy còn chưa thật đầy đủ nhưng đã cung cấp khả năng tối ưu cho việc sử dụng các trị liệu đặc hiệu hơn, nhắm vào các đích đặc hiệu của các đáp ứng miễn dịch.
Các điều trị mới để chống hoặc làm chậm sự hủy hoại xương và sụn đều phải dựa trên cơ sở về cơ chế của các tổn thương này cũng như một cách nhìn lạc quan về hiệu quả của các chiến dịch phòng ngừa.

MỘT SỐ BIỂU HIỆN BỆNH SINH CỦA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP:
Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng sự xâm nhập các tế bào T kích thích kháng nguyên ở màng hoạt dịch gây nên tình trạng viêm mãn tính trong bệnh Viêm khớp dạng thấp.
Một số cặp allenes của phức hợp hòa hợp tổ chức chủ yếu (Major histocopatibility complex – MHC) như HLA-DRI và HLA-DR4 là cơ sở ban đầu dẫn đến bệnh VKDT các phân tử trong các tế bào mang kháng nguyên tương ứng với chúng (tế bào B, tế bào có đuôi gai (dendritic cells), đại thực bào hóa) đều biểu hiện các kháng nguyên peptides đối với các tế bào T.
Các tế bào viêm trong đó có tế bào T đi vào màng hoạt dịch thông qua lớp nội mạc trong của các mạch máu nhỏ, việc di chuyển này sẽ thuận tiện nhờ sức ép của các phân tử kết dính (leukocyte function-associated antigen-1-LFF-1) và phân tử kết dính giữa các tế bào 1 (intercellular adhesion molecule-1-ICAM-1).
Nitric oxide (NO) được sản xuất bởi mọi loại tế bào sau khi kích thích bằng các cytokines như interleukin 1 (IL-1), yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor α –TNF α), interferon γ (IFN γ). Nitric oxide làm tăng hoạt tính của các men Cyclo-oxydase 1 và 2 (COX 1 & COX 2) dẫn đến việc tăng sản xuất các Prostaglandins (PG). Nitric oxide cũng làm tăng sản xuất các gốc oxy tự do (Free hydroxyl radicals) và gây các tác động xấu tới chức năng của tế bào sụn trong bệnh VKDT. Chúng hoạt hóa men tiêu metalloprotein (metalloproteases), đảo lộn sự tổng hợp bình thường của các proteoglycans và collagen II, ức chế sản xuất prostaglandin E2, tăng sự chết tự nhiên của tế bào (apoptosis), mất điều chỉnh các chất ức chế thụ thể Interleukin 1 (IL-1 Ra).
HẬU QUẢ CỦA CÁC QUÁ TRÌNH VIÊM:
1.Sản xuất các globulin miễn dịch (yếu tố dạng thấp) gây hình thành các phức hợp miễn dịch làm hoạt hóa các bổ thể.
2.Tăng sinh tế bào hoạt dịch với việc sản xuất các men tiêu netalloprotein cơ bản (Matrix Metalloproteases-MMPs).
3.Hình thành các mạch máu mới (Neovascularisation) bởi các đại thực bào (macrophages) và các yếu tố tăng trưởng, các cytokines, các hóa chất ứng động… có nguồn gốc từ fibroblast.
4.Hình thành các pannus, một tổ chức mạch máu tân tạo, lấn sâu vào bề mặt sụn khớp và xương thông qua các phân tử kết dính.

CÁC ĐÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ (THERAPEUTIC TARGETS)
1. Hướng vào các tế bào T (T cells) bằng cách sử dụng:
– Các kháng thể đơn dòng chống CD4 (Anti CD4, Monoclonal Antibodies-Mabs)
– Các kháng thể đơn dòng chống CD25 hay thụ thể của IL-2 (Anti CD25, Monoclonal Antibodies-Mabs).
– Các Vắc-xin với các thụ thể của tế bào lympho T (T Cell Recepters-TCRs).
– Các Vắc-xin với các tế bào lympho T bệnh lý tự thân.
2.Hướng vào các kháng nguyên của phức hợp hòa hợp tổ chức chủ yếu (Major histocopatibility complex-MHC) bằng vắc-xin với các peptides HLADR4 và HLADR1.
3. Hướng vào các Cytokine và Yếu tố hoại tử u (Tumor Necrosis Factor α) 
– Ức chế Interleukine 1 (IL-1) nhằm mục đích trung hòa và làm bất hoạt các IL1.
+ Chất ức chế thụ thể Interukin 1 người tái tổ hợp (Recombinant human IL-1 Receptor Antagonist – IL-1 Ra). Sản phẩm: Anakinra (Kineret) 2001.
+ Ức chế các thụ thể Interleukin 1 hòa tan của người tái tổ hợp (Recombinant human IL-1 R1 – 1L-1 R1).
– Ức chế Yếu tố hoại tử μ α (TNFα) bằng:
+ Các kháng thể đơn dòng kháng TNFα (Anti TNFα Monoclonal Antibodies-Mab).
+ Hỗn hợp giữa protein và thụ thể của TNF (TNF receptor fusion protein).
+ Hỗn hợp giữa thụ thể TNF R55 với Globulin miễn dịch G1 (TNF R55 – IgG1),
+ Kháng thụ thể TNF hòa tan của người tái tổ hợp.
Các sản phẩm đã có mặt trên thị trường
Etanercept (Enbret-Wyeth) 1998
Infliximab (Remicade) 1999
Abatacept (BMS) 2000.
Adalimummab (Humira – Abbott) 2000.
– Ribozome phản ứng với mRNA của TNFα để phá hủy tế bào TNFα trong tế bào.
– Sử dụng các Cytokines và các chất kháng Cytokines.
+ Interleukin 10 (IL-10) hạn chế tác dụng gây thoái biến chứng sụn của các tế bào đơn nhân (được gọi Interleukin kháng viêm), trong khi IL-4 lại làm tăng tác dụng này.
+ Interleukin 4(IL-4) có thể ức chế men COX 2mRNA, ức chế sự sản xuất các Cytokine viêm IL-1β, IL-6, IL-8 và Prostaglandin E2 từ các tế bào hoạt dịch.
+ Interleukin 13 để ức chế sản xuất các Cytokines tiền viêm.
– Interferon với các tác dụng chống virus, chống tăng sinh, chống viêm.
4. Hướng vào các phân tử kết dính (Adhesion molecules)
Dùng kháng thể đơn dòng chống phân tử kết dính 1 giữa các tế bào (Anti Intercellular Adhesion molecele 1 Monoclonal Antibodies-ICAM Mab) để ngăn chặn sự tràn các tế bào viêm vào tổ chức khớp và làm giảm các đáp ứng viêm.
5. Cấy ghép các tế bào gốc máu tự thân (Autologous hematopoietic stem cell transplantation – ASCT) nhằm thay đổi các yếu tố di truyền của bệnh.
6. Các liệu pháp điều trị Gen với mục đích tăng sản xuất các phân tử kháng viêm ngay tại chỗ có phản ứng viêm như màng hoạt dịch. Các phân tử này cũng là các phân tử ức chế miễn dịch như IL-1Ra, sTNFR, sIL-1R, IL-10, IL-4, IL-13.
7. Phong bế chức năng tác động
8. Ức chế các men tiêu metalloprotein cơ bản (Matrix Metalloproteinases – MMPs)bằng Retinods và các dẫn xuất của Tetracycline (Doxycycline, Minocycline)
9. Các nguyên lý điều trị mới nhằm cải thiện hoạt động của tế bào
– Cản trở hoạt động của tế bào T thông qua tương tác giữa phân tử B7 và phân tử CD28(B7/CD28 interaction).
– Ức chế chức năng của tế bào T bằng cách ngăn cản sự kết hợp giữa phân tử CD28 và phân tử B7 trong các tế bào hiển thị kháng nguyên (antigen-presenting cells-APC) bởi cấu trúc MuCTLA-4Ig (MuCTLA-4Ig construct).
– Dùng kháng gp-39 MAb (Anti gp-39 MAb) để ức chế miễn dịch bằng cách chống sự tương tác giữa gp-39 với CD40.
– Giảm quá trình chết tự nhiên của tế bào (Programmed cell death/apoptosis) trong các khớp viêm.
10. Các biện pháp không sinh học mới có nhiều triển vọng:
- Cyclosporine: ức chế chức năng của Lympho T.
- Rapamycin: ức chế chức năng của Lympho T và Lympho B.
- Leflunomide: ức chế chức năng của nhiều loại tế bào do ức chế tổng hợp pyrimidine.
Các thuốc này đều ảnh hưởng mạnh đến các đáp ứng miễn dịch nên sẽ có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng sớm, có thể kết hợp với các thuốc DMARD để tăng hiệu lực điều trị bệnh VKDT trong tương lai.
- Mycophenolate Mofetil ức chế chức năng của Lympho T và B do ức chế men Inosine monophosphate dehydrogenase, có vị trí trung tâm trong tổng hợp purines.
- Thailidomide ức chế mRNA của TNFα vì thế có thể có tác dụng trong các bệnh tự miễn như VKDT.
- Reumacon (CPH-82) là một glycoside bán tổng hợp và dẫn chất của podophyllum, đang được đánh giá lâm sàng trong các thử nghiệm so sánh với Placebo và Auranofin trong điều trị VKDT.
- Các thuốc kháng viêm mới: ức chế chọn lọc men COX2, các thuốc kháng viêm mới (các thuốc kháng viêm cổ điển được thay đổi cách bào chế, kết hợp thay đổi cách hấp thu… để giảm bớt các tác dụng phụ).

KẾT LUẬN
Dự đoán các phương thức điều trị tương lai cho một bệnh còn chưa hoàn toàn biết rõ nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh như bệnh VKDT không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chống thấp khớp cải thiện bệnh (DMARD) cổ điển (đơn độc hoặc phối hợp với nhau) hoặc phối hợp với các thuốc mới như Cyclosporine, Mycophenolate Mofetil, Leflunomide… đã trở thành những điều trị chủ yếu cho bệnh VKDT. Những năm gần đây, những biện pháp điều trị sinh học kháng lại yếu tố hoại tử u α (TNFα), kháng IL 1… đã được đưa vào điều trị với kết quả đáng khích lệ. Các thuốc này, hoặc dùng đơn độc hoặc kết hợp với Methotrexate sẽ rất hiệu quả với bệnh VKDT, tuy nhiên việc kết hợp này làm tăng chi phí điều trị rất nhiều và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng nên cần rất thận trọng khi chỉ định và người bệnh càng cần được theo dõi sát…

Bài đăng phổ biến

 

Bài thuốc nam trị đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả. Copyright 2008