Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Bài Thuốc Nam Gia Truyền Điều Trị Chữa Khỏi Bệnh Thoát Vị Đĩa Đêm Cột Sống Cổ Thắt Lưng


Chữa khỏi dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thắt lưng từ bài thuốc nam gia truyền sử dụng hoàn toàn thảo dược tươi tự nhiên không phải phẫu thuật, chịu rủi ro cũng như đau đớn là mong đợi của nhiều người bệnh hiện nay vì chứng bệnh thoát vị đĩa đệm làm cho người bệnh chở thành gánh nặng của gia đình. Có nhiều tên gọi khác nhau: “bệnh thoát vị đĩa đệm”, “phồng đĩa đệm”, “phình lồi đĩa đệm”… Ngoài những tên gọi này còn có nhiều thuật ngữ mà các bác sĩ hay sử dụng như tình trạng rách đĩa đệm, lệnh đĩa đệm, trượt đĩa đệm. Các tên gọi khác nhau này làm cho nhiều bệnh nhân trở nên lúng túng và không biết thực hư bệnh lý mình ra sao, mức độ nghiêm trọng như nào.



Bài thuốc nam gia truyền điều trị chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Trong nền y học hiện nay, phương pháp điều trị thường được quan tâm nhất là phẫu thuật, tuy nhiên để phẫu thuật đĩa đệm là một vấn đề không đơn giản, bởi lẽ liền kề với đĩa đệm là hệ thống tổ chức dây thần kinh rất phức tạp, bất cứ sai sót nào trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng mà bệnh tình không hề suy giảm.
Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.
I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.
II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ thuốc lại để buổi tối dùng tiếp.
Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.
Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.

Triệu chứng biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm ?

1. Triệu chứng đau
Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.
2. Triệu chứng tê bì
Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.
3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt
Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.
Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.
4. Các triệu chứng của một đĩa đệm thoát vị:
Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:
Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm ?

Đĩa đệm được cấu tạo như đĩa hình tròn nằm giữa những đốt xương. Phần bao bọc bên ngoài của đĩa đệm được gọi là bao xơ đĩa đệm, phần nằm bên trong được gọi là nhân nhầy đĩa đệm (dạng gel). Trong cuộc sống thường thấy 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm:
1. Bệnh do yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh.
2. Bệnh do quá trình hoạt động, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống đột ngột
3. Bệnh gây nên do quá trình thoái hóa (Đây là trường hợp thoát vị phổ biến nhất):
Quá trình thoái hóa cột sống tác động tới bao xơ đĩa đệm làm vòng bao xơ trở nên xơ cứng, mất đi tính dẻo dai. Khi đó người bệnh không nhất thiết phải mang vác các vật nặng sai tư thế nhưng vẫn mắc bệnh. Bởi lẽ, bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng bây giờ chỉ chịu được một áp lực giới hạn rất nhỏ. Khi rách bao xơ làm cho nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh thoát vị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

 

Bài thuốc nam trị đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả. Copyright 2008